Du học Ba Lan – Lựa chọn lý tưởng của du học sinh Việt Nam

Ba Lan là một quốc gia xinh đẹp nằm tại Trung Âu, có nền kinh tế phát triển thịnh vượng, là đầu mối giao lưu của các quốc gia châu Âu. Với môi trường sống trong lành và phong cảnh thiên nhiên thơ mộng.Bất cứ ai đến với Ba Lan đều có ấn tượng tốt đẹp về đất nước thanh bình, thân thiện này. Hãy cùng du học Glink  khám phá Ba Lan – một chân trời du học mới dành cho các bạn sinh viên Việt Nam.
1. Giới thiệu chung
Tên nước      : Cộng Hòa Ba Lan (Poland Republic)
Vị trí địa lý    : Nằm tại Trung Âu, tiếp giáp với các nước Đức, Slovakia, Séc, Ukraina, Belarus, Litva, Nga và biển Baltic.
Diện tích      : 312.685 km². Là quốc gia có diện tích lớn thứ 9 tại châu Âu
Dân số         : 38,56 triệu. Là quốc gia có dân số lớn thứ 7 tại châu Âu
Thủ đô          : Warsaw, tiếng Ba Lan: Warszawa (Vác-sa-va)
Hành chính    : Ba Lan được chia thành mười sáu tỉnh.
Dân tộc         : Chủ yếu là người Ba Lan (95%), ngoài ra còn các dân tộc khác như Ukraine, Đức, Belarus…
Tôn giáo        : 89% dân số theo đạo Thiên chúa giáo La Mã.
Ngôn ngữ      : Tiếng Ba Lan
Chính trị         : Dân chủ nghị viện
Múi giờ          : Ba Lan thuộc múi giờ Trung Âu, sử dụng múi giờ GTM +1 vào mùa đông (từ tháng 11 đến hết tháng 3) và GTM +2 vào mùa hè (từ tháng 4 đến hết tháng 10)
Tiền tệ            : Đồng Zloty (PLN), 1 zloty = 100 groszy

2. Địa lí,khí hậu
Địa lý Ba Lan gồm hầu như toàn bộ những vùng đất thấp của Đồng bằng Bắc Âu, với độ cao trung bình 173 m. Tại Ba Lan, nhiều con sông lớn chảy ngang các đồng bằng, như sông Wisła, sông Odra, sông Warta. Ba Lan có hơn 9.300 hồ, chủ yếu ở phía bắc đất nước. Mazury là hồ lớn nhất và được nhiều du khách tham quan nhất tại Ba Lan. Bờ biển Baltic tại Ba Lan dài 528 km với những bãi cát mịn trải dài và làn nước biển xanh như ngọc. Ba Lan còn là nước có mật độ rừng lớn thứ tư ở châu Âu.

Với diện tích rừng lớn như vây, hệ sinh thái tại đất nước này rất đa dạng với nhiều chủng động vật như: bò Bizon, hươu đỏ, nai sừng tấm, sói lông xám, hải ly… Ba Lan là vùng đất của các loài chim di cư. Một phần tư số chim hạc trắng trên thế giới sống tại các vùng hồ i vào mùa hè. Ba Lan có khí hậu ôn hoà, với kiểu khí hậu đại dương ở phía Tây Bắc và ấm dần, trở thành kiểu khí hậu lục địa về phía Đông Nam. Thời tiết mùa hè thường ấm áp, với nhiệt độ trung bình từ 18 đến 30°C tùy thuộc vào từng khu vực. Mùa đông Ba Lan khá lạnh, với nhiệt độ trung bình từ -6 đến 3°C. Mùa đông khô hơn mùa hè.

3.Nền chính trị Ba Lan

Ba Lan là một quốc gia hòa bình với nền dân chủ và tổng thống là nguyên thủ quốc gia. Hiến pháp hiện tại của Ba Lan được công bố năm 1997. Cơ cấu chính phủ tập trung quanh Hội đồng Bộ trưởng, do thủ tướng lãnh đạo. Tổng thống chỉ định nội các theo đề xuất của thủ tướng, thường thủ tướng là người đứng đầu liên minh đa số trong hạ viện. Tổng thống được bầu theo hình thức phổ thông đầu phiếu với nhiệm kỳ năm năm, giữ vai trò lãnh đạo nhà nước.

Trong những năm gần đây, Ba Lan đã và đang mở rộng trách nhiệm của mình trong các vấn đề tại châu Âu và quốc tế, hỗ trợ và thiết lập quan hệ thân thiện với các quốc gia khác ở châu Âu và một số lượng lớn các quốc gia đang phát triển.
Ba Lan là thành viên của Liên minh châu Âu, khối NATO, Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới, Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD), Cơ quan Năng lượng Quốc tế, Cơ quan Vũ trụ châu Âu, Hiệp ước Schengen và và nhiều tổ chức khác trên thế giới.

4. Văn hóa đất nước Ba Lan xinh đẹp

Với lịch sử 1000 năm, văn hóa Ba Lan là sự giao thoa giữa các nền văn hóa lớn tại châu Âu. Ngày nay chúng ta có thể thấy các ảnh hưởng đó trong kiến trúc, văn hóa dân gian và nghệ thuật Ba Lan.

Ba Lan có nhiều di tích thắng cảnh. Các thành phố có lịch sử lâu đời và trải qua khá nhiều biến cố trong đó có cố đô Krakow (di tích lịch sử văn hoá lớn nhất thế giới); Torun (nơi có các kiến trúc thời Trung cổ) và nhiều địa điểm khác. Bên cạnh đó Ba Lan còn được biết đến với một nền văn hoá nghệ thuật hiện đại đặc trưng của châu Âu như hội hoạ, âm nhạc và các ngành nghệ thuật ứng dụng.

5. Ba Lan đất nước của những vĩ nhân lỗi lạc

Ba Lan tự hào có sáu nhân vật đoạt giải Nobel:
Maria Sklodowska-Curie (1903 – giải Vật lý;  1011 – giải Hóa học)
Heryk Sienkiewicz (1905 – giải Văn học)
Wlawdyslaw Reymont (1924 – giải Văn học)
Czezlaw Milosz ( 1980 – giải Văn học)
Lech Walesa ( 1983 – giải Hòa bình )
Wislawa Szymborska ( 1996 – Văn học )
Bên cạnh đó, Ba Lan còn là quê hương của các vĩ nhân lỗi lạc như Giáo hoàng John Paul II, thiên tài âm nhạc Fryderyk Chopin, hay nhà thiên văn học lẫy lừng Mikołaj Copernicus.
Dân cư của Ba Lan đã trở thành một trong những dân tộc đồng nhất nhất trên thế giới với 96,7% dân số khẳng định mình là người gốc Ba Lan. Tuy nhiên, cư dân của đất nước hòa bình này lại có một truyền thống thân thiện lâu dài đối với các dân tộc thiểu số khác. Tại Ba Lan cũng vắng mặt sự phân biệt đối xử tôn giáo, quốc tịch hay chủng tộc, và duy trì một mức độ cao về bình đẳng giới, cũng như các phong trào thúc đẩy hòa bình. Người dân Ba Lan có truyền thống hiếu khách với người nước ngoài và mong muốn xu hướng văn hóa và nghệ thuật của nước mình phổ biến tại các nước khác.

 

Bài viết liên quan


Tác giả


admin